Dưa lưới là sản phẩm rau ăn quả đang rất được ưa chuộng hiện nay. Loại sản phẩm này được thu hoạch nhiều vụ trong năm nên đòi hỏi cao về kỹ thuật trồng dưa lưới để đạt năng suất cao. Vậy nên việc đào tạo kỹ thuật trồng dưa lưới cũng rất quan trọng. Trong bài viết này mời bạn tìm hiểu về cách trồng dưa lưới cũng như địa chỉ đào tạo trồng cây dưa lưới chất lượng và uy tín.

dưa lưới khang nguyên

 

1. Dưa lưới và đào tạo kỹ thuật trồng dưa lưới

a. Dưa lưới là gì?

Dưa lưới là một loại trái cây có vị ngọt, mùi thơm dịu nhẹ. Bên ngoài trái dưa lưới có những đường vân lướI đan xen nhau. Cây mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe của con người.

b. Đào tạo kỹ thuật trồng dưa lưới

Chuẩn bị hạt giống

Lựa chọn các hạt giống tốt, phù hợp với vùng miền. Nên lựa chọn hạt giống F1 sẽ cho khả năng nảy mầm cao.

Ươm cây con

Ngâm hạt với nước ấm (2 phần nước sôi, 3 phần nước lạnh).

Dùng vải có khả năng giữ ẩm để ủ hạt. Đối với hạt F1 thì không cần ủ hạt mà có thể dùng để trồng trực tiếp.

Khi hạt nứt nanh thì cho vào bầu ươm. Sau đó phủ một lớp đất mỏng (được phối theo tỷ lệ 7 phần đất 3 phần trùn quế), để nơi râm mát và tưới nước giữ ẩm.

Sau 2 ngày ủ, hạt nảy mầm. Tưới nước vừa đủ để cây phát triển.

Từ 8 đến 10 ngày sau, cây cho lá thì đem trồng.

cây con dưa lưới

Chuẩn bị giá thể trồng dưa lưới

Các loại giá thể thích hợp cho dưa lưới phát triển là tro trấu, phân trùn quế và xơ dừa.

Phối tỷ lệ giá thể như sau: 60% đến 65% xơ dừa, 5% đến 10% tro trấu hun và 30% phân trùn quế.

Trộn đều giá thể, dùng màng phủ đậy kín, tưới nước ẩm trước khi trồng trong một tuần.

Các công đoạn này không quá khó nên không đòi hỏi về việc đào tạo kỹ thuật trồng dưa lưới. Tuy nhiên, hai công đoạn dưới đây đòi hỏi người trồng cần có kinh nghiệm để trồng được cây mang lại năng suất cao.

Gieo cây con trồng dưa lưới

Khi cây phát triển được 2 đến 3 lá thật. Dùng dao rạch bao ny lông của bầu ươm. Đặt bầu ươm vào hố đất (giá thể). Vùi kín bầu cây và nén chặt gốc.

Tuần đầu tiên nên tạo bóng râm để cây hồi sức. Tưới nước mỗi ngày 2 lần để giữ ẩm cho cây.

Chăm sóc dưa lưới

Sau khi trồng cây, tưới nước thường xuyên để cây có đủ độ ẩm. Cần cân đối lượng nước để tránh gây ngập úng cũng như gây thiếu nước cho cây.

Việc bón phân có thể được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu cung cấp đạm. Giai đoạn tạo trái cần cung cấp lân. Và giai đoạn thu hoạch cần cung cấp kali. Vì thế phân NPK rất thích hợp dùng cho cây dưa dưới. Ngoài ra các loại phân hữu cơ cũng rất tốt cho việc cung cấp dinh dưỡng cho cây mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Thu hoạch dưa lưới

Để dưa ngọt và giòn, trước khi thu hoạch dưa lưới 7 ngày nên dừng tưới nước.

Từ 75 ngày đến 80 ngày, bắt đầu thu hoạch dưa lưới. Khi chín, quả dưa có màu trắng ngà hoặc màu vàng, có mùi thơm và gân lưới xuất hiện rõ.

Trên đây là một trong những phương pháp trồng dưa lưới. Còn rất nhiều phương pháp khác để trồng loại cây này. Vì thế việc đào tạo kỹ thuật trồng cây là rất cần thiết.

2. Địa chỉ đào tạo kỹ thuật trồng dưa lưới

Mặc dù kỹ thuật trồng dưa lưới không quá phức tạp nhưng đòi hỏi người trồng phải có kinh nghiệm để đạt được năng suất cao. Vì vậy, rất nhiều người tìm đến các địa điểm đào tạo kỹ thuật trồng cây dưa lưới để đạt được năng suất cao.

Nếu bạn vẫn chưa tìm được địa chỉ dạy kỹ thuật trồng dưa lưới ưng ý. Hãy đến với Khang Nguyên  để học hỏi thêm về cách trồng dưa lưới chất lượng, an toàn cho sức khỏe của bạn và gia đình. Không chỉ đào tạo kỹ thuật trồng dưa lưới, nơi đây cung cấp các nông sản có giá trị dinh dưỡng cao cùng các loại phân bón cây trồng chất lượng tốt nhất trên thị trường.

Quý khách có nhu cầu tìm đơn vị thi công nhà màng trồng dưa lưới hãy liên hệ với chúng tôi.

NÔNG SINH KHANG NGUYÊN

Địa chỉ: G10 Khu dân cư Thới An, đường Lê Thị Riêng, phường Thới An, Quận 12, TPHCM

Hotline:  0966 525 015

Email:   info@abkhangnguyen.com

website: www.abkhangnguyen.com

tag: đào tạo trồng dưa lưới chuyển giao công nghệ trồng dưa lưới dưa lưới nông sinh nguyên khang địa chỉ đào tạo trồng dưa lưới tại tphcm kỹ thuật trồng dưa lưới  dưa lưới ab sweet gold